MTBF là gì?
MTBF là gì?
1. MTBF và một số khái niệm liên quan
MTBF – Mean Time Between Failures – Thời gian trung bình giữa các lần thất bại theo nghĩa đen là thời gian trung bình từ thất bại này đến thất bại tiếp theo. Thông thường mọi người sẽ nghĩ về nó như thời gian trung bình mà một cái gì đó hoạt động cho đến khi nó thất bại và cần phải được sửa chữa (một lần nữa).
MTTR – Mean Time To Repair – Thời gian trung bình để sửa chữa là thời gian trung bình để sửa chữa thiết bị sau một thất bại.
Đối với một thiết bị không thể sửa chữa, sẽ sử dụng thuật ngữ “Mean Time To Failure – Thời gian trung bình để thất bại” (MTTF) để đánh giá thiết bị.
Định nghĩa MTBF được sử dụng cho các thiết bị có khả năng sửa chữa – là tổng của MTTF cộng với MTTR. Nói cách khác, thời gian trung bình giữa các lần thất bại là thời gian từ thất bại này đến thất bại khác.
2. MTBF dùng để làm gì?
MTBF là thước đo độ tin cậy của thiết bị, có thể được sử dụng để xác định lịch bảo trì, để xác định có bao nhiêu phụ tùng cần có sẵn để sửa chữa lỗi trong một nhóm thiết bị. Để tính toán MTBF, chúng ta cần biết tổng số giờ đơn vị thử nghiệm được thực hiện trong quá trình thử nghiệm và số lần thất bại xảy ra.
3. MTBF được tính như thế nào?
MTBF (Thời gian trung bình giữa hai lần thất bại) là thước đo tổng thời gian hoạt động của (các) thành phần thiết bị chia cho tổng số lần hỏng. Công thức tính như sau:
MTBF = Tổng thời gian hoạt động / Số lần thất bại
Tổng thời gian hoạt động là thước đo tổng thời gian thiết bị hoạt động, điều này được đo bằng cách lấy tổng thời gian máy sẽ hoạt động, trừ đi thời gian cần thiết để sửa chữa. Khi tính toán cần chắc chắn rằng số phiên hoạt động phù hợp với số lần thất bại! Nếu không, kết quá tính toán có thể bị sai lệch.
Kết luận
Dự đoán giá trị MTBF là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm. Các kỹ sư độ tin cậy và kỹ sư thiết kế thường sử dụng các phần mềm về độ tin cậy để tính toán MTBF của sản phẩm theo nhiều phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau để có thể đưa ra giá trị MTBF chính xác nhất cho thiết bị.