Giải pháp chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ 4.0
Giải pháp chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ 4.0
Hiện nay ứng dụng công nghệ 4.0 đã và đang được nhiều nước trên Thế Giới thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy sản như Israel, châu Âu, châu Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan,… Sau đây các bạn hãy cùng tôi đi tìm hiểu xem ở nước ta đã có những giải pháp chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ 4.0 như thế nào nhé!
Những nét đặc trưng cơ bản của công nghệ 4.0
Công nghệ 4.0 hay chính là số hóa các hoạt động SXKD từ nông trại cho đến chế biến hay hoạt động marketing và tiêu dùng nhờ vào hệ thống kết nối internet rộng lớn, kết hợp cùng hệ thống điều hành cũng như tự động hóa và ứng dụng thông minh giữa các nền công nghệ sinh học, công nghệ và vật lý vào điều hành nhằm đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra một cách liên tục và bền vững, đạt hiệu quả cao.
Hiện trạng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành chế biến thủy sản
Thời gian gần đây, có thể nói chính là giai đoạn đầu trong công cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bởi đặc trưng mà chúng ta thấy đó là mạng lưới Internet ngày càng trở nên phổ biến, ngoài ra còn có các thiết bị như máy tính hay điện thoại thông minh…đều đã trở nên thân thuộc bên cạnh chúng ta và hơn thế còn là công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình sản xuất giúp con người.
Trên thế giới
Ngành chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy rất nhanh ở các nước như: Châu Mỹ, Israel hay những nước lân cận như: Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Hàn Quốc,…
Đồng thời tạo ra những giá trị vượt bậc trong sản xuất chế biến như giúp giảm thiểu rủi ro trong SX, giải phóng bớt sức lao động, tối ưu chi phí, hơn nữa còn phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhanh chóng và cảm biến nhanh để thích ứng tốt trong mọi hoàn cảnh hay biến đổi của thời tiết.
Ở Việt Nam ta
Hiện nay, nước ta đã xác định ngành nuôi trồng chế biến thủy sản trên biển là một trong những ngành đóng vai trò trụ cột quan trọng trong định hướng phát triển chung, để hướng tới sự bền vững và tạo ra những đột phá trong ngành thủy sản nói riêng, nền kinh tế nước nhà nói chung.
Công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành thủy sản. Nuôi trồng chế biến thủy sản chiếm hơn 70% sản lượng toàn quốc và tạo ra công ăn việc làm cho trên 1tr lao động trong lĩnh vực nuôi trồng.
Ứng dụng công nghệ 4.0 đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng nào trong nuôi trồng thủy sản?
Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng ứng dụng công nghệ 4.0 đã tạo ra những bước ngoặt to lớn đối với ngành nuôi trồng chế biến thủy sản.
- Tạo điều kiện cho ngư dân dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và giám sát dịch bệnh của thủy sản như tôm, cá mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
- Tăng hiệu quả cả về sản lượng lẫn chất lượng của các loài thủy sản trong quá trình nuôi trồng chế biến.
- Tối ưu các chi phí về thức ăn, con giống và đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
- Tăng tính cạnh tranh và phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam ta với các nước trên thế giới.
Ví dụ điển hình tiêu biểu về nền công nghệ 4.0 mà ta có thể kể đến đó là giải pháp Datashrimp (một thiết bị quan trắc môi trường ao nuôi) do công ty CP Aquabox đặt ra. Với công dụng mà nó đem lại là cả một hệ thống có sự tích hợp các tính năng giám sát về chất lượng nước cùng hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị để tự động đưa ra những khuyến cáo cho ngư dân nuôi tôm.
Các thách thức và thành tựu của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành thủy sản mang lại
Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào chế biến nuôi trồng thủy sản giúp công tác quản lý có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng và chủ động thích ứng tốt trước sự thay đổi khí hậu hơn.
Thành tựu đạt được
- Ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành để tăng giá trị, chất lượng tôm Việt Nam lên
- Hệ thống quản trị cùng với truy xuất điện tử đạt nhiều thành công lớn từ ao nuôi cho đến các nhà máy chế biến thủy sản
- Ứng dụng công nghệ IoT trong công tác nuôi tôm thẻ chân trắng một cách tuần hoàn
- Có hệ thống giám sát nghiêm ngặt về chất lượng nước trực tuyến của ao nuôi trồng thuỷ sản để giúp tiết kiệm nguồn năng lượng hơn
- Tạo ra được những bể ương thông minh cùng với nguồn năng lượng xanh.
Điển hình có thể kể đến công ty CP Việt Úc – CN Bạc Liêu là một đơn vị tiên phong về việc ứng dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở trong nhà kính, giúp tăng sản lượng tôm đạt từ 40 đến 80 tấn/ha/vụ, và đạt khoảng 300 tấn/ha/năm.
Thách thức đặt ra
Ngành chế biến thủy sản vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, bất cập cũng như thách thức đáng kể như:
- Tôm, cá,… còn bị dịch bệnh khá nhiều
- Khó có thể kiểm soát tốt các vấn đề về môi trường
- Biến đổi khí hậu khó lường
- Còn tồn đọng nhiều sự lãng phí trong quá trình nuôi trồng…
Kết luận
Tóm lại, trên đây là những thông tin về giải pháp chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ 4.0 mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc được biết. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về hiện trạng ngành chế biến thủy sản hiện nay của nước ta có đóng góp như thế nào đến nền kinh tế nước nhà.