Công nghệ chế biến cá là gì?
Công nghệ chế biến cá là gì?
Công nghệ chế biến cá là một lĩnh vực hiện nay rất quan trọng, nhằm đa dạng hoá những sản phẩm từ cá chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của trong nước, xuất khẩu và giải quyết được các vấn đề về việc làm trong xã hội. Công nghệ chế biến cá khi phát triển sẽ đẩy mạnh sự phát triển của ngành chăn nuôi làm tăng thu nhập cho người dân. Vậy Công nghệ chế biến cá là gì? Cùng mình tìm hiểu qua những thông tin được liệt kê trong bài viết này.
Nguyên liệu cá
Công nghệ chế biến cá là gì?
Công nghệ chế biến nằm trong những ngành được con người phát minh sáng tạo ra. Nhằm chế biến ra nhiều dạng sản phẩm khác nhau mang đến người tiêu dùng, đem đến những hữu ích cho xã hội phục vụ đời sống. Công nghệ chế biến được hiểu là áp dụng các dây chuyền máy móc vào quá trình sản xuất nhằm tăng số lượng thành phẩm cũng như tránh những khâu có thể gây tai nạn nghề nghiệp cho người thực hiện.
Băng tải
Quy trình công nghệ sản xuất cá nục đóng hộp
Trong thời đại công nghiệp của hiện nay. Với nền văn minh thế kỷ 21 chúng ta cần thời gian công sức cho công việc, học tập nhưng dù bận rộn thì chúng ta vẫn cần bổ sung năng lượng, nên các bữa ăn là vô cùng cần thiết. Giúp tiết kiệm thời gian ngành đồ hộp đã ra đời.
Ngành đồ hộp tại Việt Nam vẫn còn non trẻ, với lợi thế của nguồn lợi thủy hải sản phong phú, cá đóng hộp ngày càng được ưa chuộng tại thị trường – bởi vừa ngon, rẻ, và giá trị dinh dưỡng rất tốt với cơ thể.
Sản phẩm bán chạy trên thị trường “Cá nục sốt cà”, với nguồn nguyên liệu rẻ, chủ động, đang dần trở thành mặt hàng chủ lực của những công ty sản xuất đồ hộp.
Nguyên liệu chính:
Cá nục: Thức ăn của cá nục là tôm và động vật không xương sống.
Phân loại cá nục:
Cá nục sồ Decapterus maruadsi. Nguyên liệu khai thác quan trọng của ngư dân có quanh năm. Sản lượng khai thác khá cao, kích cỡ cá đủ loại khi khai thác. Hình thức đa phần là lưới vây, lưới kéo, vó, mành. Cá nục được chế biến thành những sản phẩm đông lạnh tươi
Cá nục thuôn hiện cũng là nguồn nguyên liệu được khai thác quan trọng trong quanh năm. Sản lượng khai thác tương đối cao, kích cỡ cá đủ loại lớn nhỏ. Hình thức khai thác đa số là lưới vây, lưới kéo, vó, mành. Sau khi khai thác được chế biến thành những sản phẩm được cấp đông tươi, chả cá, các sản phẩm phối chế khác, cá khô, đóng hộp.
Nguyên liệu phụ
Muối: Tinh thể trắng, không vón cục
Đường tinh luyện: Tinh thể trắng, không vón cục, ngọt đặc trưng, không có mùi lạ, không có vị lạ, khi pha trong nước dung dịch trong suốt.
Paprika: Đỏ đậm, không lẫn tạp chất, sền sệt, hòa tan với dầu thực vật, mùi tự nhiên ớt bột, hòa tan với nước.
Tinh bột biến tính: trắng, trắng nhạt, không vón cục, không có lẫn tạp chất. Hòa tan hoàn toàn không cặn.
Bột ngọt:Tinh thể trắng, mịn, không vón cục, không có lẫn tạp chất. Hòa tan hoàn toàn không cặn.
Guar Gum:Bột màu trắng nhạt, mịn, không vón cục, không có lẫn tạp chất. Hòa tan hoàn toàn không cặn.
Dầu nành tinh luyện: Vàng nhạt, không có lẫn tạp chất, không có mùi, không ôi thiu, không mỡ, không cặn.
Phụ gia I +G: Tinh thể trắng, mịn, hòa tan hoàn toàn.
Bột tiêu trắng: Vàng xanh, bột mịn, mùi đặc trưng tiêu, nồng cay. Không có lẫn tạp chất, không vị lạ.
Caramel: Màu nâu sệt, không có lẫn tạp chất.
Củ hành: Thân tươi sạch, khô vỏ màu nâu nhạt. Không vỡ,hư hỏng, dập rách, thối. Không mầm, rễ, tạp chất. Mùi củ hành tự nhiên, không mùi lạ không mong muốn. Vị ngọt nhẹ.
Bột ớt: Màu đỏ, không có lẫn tạp chất, cặn, không hạt, dạng sệt. Vị cay đặc trưng.
Mục đích của công nghệ chế biến cá
Đỡ tốn nhiều sức lao động, chi phí, nên cần cơ giới hóa các quá trình vận chuyển để tiết kiệm chi phí, thời gian đồng thời giữ bản chất của nguyên liệu.
Các phương tiện phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Nguyên liệu được sắp xếp ít bị giập nát hư, tận dụng khả năng vận chuyển tốt nhất.
Quá trình bảo quản nguyên liệu ít biến đổi về thành phần dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Lựa chọn loại bỏ các nguyên liệu không đạt chất lượng, phân chia nguyên liệu: chất lượng, kích thước.
Thông số kỹ thuật
Nhiệt độ 40C.
Mô tả:
Nguyên liệu cá từ các nhà cung cấp khi nhập xưởng phải được kiểm tra các chỉ tiêu: ngoại quan, lý hoá sinh. Chỉ nhận vào chế biến khi đạt yêu cầu. Sau khi kiểm tra đạt thì nguyên liệu cá sẽ được cho vào bồn chứa cá.
Máy móc
Thiết bị hấp:
Thiết bị được sử dụng kết hợp với nồi hơi vì cần hơi gia tăng nhiệt làm chín cá.
Năng suất 400 kg/giờ
Kích thước máy: 6 -1.5 -1.2 m
Thiết bị hấp
Thiết bị tiệt trùng
Sử dụng lực nước, hơi, không khí nén.
Chủ yếu được sử dụng đóng hộp (thịt, trứng, rau, cầm, cá, thực phẩm đóng hộp).
Lời kết:
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết Công nghệ chế biến cá là gì? Mong những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ chế biến cá. Hãy theo dõi trang mình để cùng mình tìm hiểu thêm những công nghệ mới.