Các ứng dụng

Máy tính IPC là gì?

Hằng ngày chúng ta đều bắt gặp những cụm từ như là máy tính để bàn, máy tính xách tay, Laptop, PC,… Nhưng khi nhắc đến IPC còn gọi là máy tính công nghiệp thì ít được mọi người biết đến, đặc biệt là với những người không làm việc trong môi trường công nghiệp.

Thế IPC là gì và ưu điểm của nó ra sao? Hãy cùng Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Cao Quyết Thắng tìm hiểu về những thông tin liên quan đến máy tính IPC nhé!

1. Khái niệm về máy tính IPC

Khái niệm: IPC có tên tiếng anh là Industrial PC – industrial computer, theo nghĩa tiếng việt là “ máy tính công nghiệp”. Đây là một hệ thống máy tính công nghiệp chuyên dụng và được ứng dụng trong việc vận hành công nghiệp.

Đặc biệt là ở các nhà máy xí nghiệp, phân xưởng và nơi có áp suất không đều. Với công suất vận hành liên tục 24/7 thì máy tính công nghiệp sẽ đảm bảo được hệ thống máy móc luôn vận hành liên tục dựa vào nhu cầu của các nhà tích hợp.

Tìm hiểu khái niệm máy tính IPC.
Tìm hiểu khái niệm máy tính IPC.

Trong các môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, điều kiện môi trường bụi bẩn hoặc là ẩm ướt, môi trường có sự rung động mạn, hay môi trường có nguồn điện không ổn định,… thì máy tính công nghiệp  có thể chịu đựng được.

2. Máy tính công nghiệp IPC ra đời như thế nào?

Vào những năm 1990, máy tính IPC bắt đầu được phát triển, khi các công ty về tự động hóa có xu hướng thiết kế phần mềm có khả năng mô phỏng một loại PLC chạy trên nền máy tính cá nhân.

Lúc đầu, việc sử dụng các PC cho ứng dụng tự động hóa thì không tin cậy và gặp phải các vấn đề về độ ổn định do hoạt động của hệ điều hành, một phần nữa là do sự không tương thích của máy tính trong môi trường làm việc như là môi trường trong công nghiệp.

Chính vì thế mà đã có rất nhiều cải tiến trong các thiết kế vê máy tính IPC như sử dụng các máy tính được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, thiết kế để cho hệ điều hành được sử dụng ổn định hơn.

Nguồn gốc ra đời của máy tính IPC.
Nguồn gốc ra đời của máy tính IPC.

Hơn thế nữa, một số nhà sản xuất còn chế tạo ra máy tính công nghiệp riêng với nhân hệ điều hành có thời gian thực. Nó sẽ cho phép các ứng dụng được tự động hóa và được độc lập với nhau, nhờ vậy mà ứng dụng ưu tiên sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Ưu điểm của máy tính công nghiệp IPC đó là nó có thể chạy được chương trình điều khiển trên cùng một máy tính và ứng dụng HMI cùng một lúc, nhờ vậy mà chi phí sẽ được tiết kiệm đáng kể.

3. Máy tính công nghiệp IPC gồm những loại nào?

Hãy cùng QTCo phân loại máy tính IPC nhé !

A. Loại máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng

Về máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng, đây là sự kết hợp giữa một máy tính công nghiệp và một màn hình cảm ứng công nghiệp. Với những thiết kế cứng cáp, mạnh mẽ và khả năng mở rộng linh hoạt, có thể nói máy tính công nghiệp thật sự là lựa chọn ưu việt trong các ứng dụng giao diện người và HMI ( máy).

Phân loại máy tính IPC hiện nay.
Phân loại máy tính IPC hiện nay.

Loại máy này thường phục vụ trong các lĩnh vực tự động hóa máy móc thiết bị, nhà máy, phân xưởng và các dịch vụ thông minh. Ngoài ra, với chiếc màn hình cảm ứng giúp rút ngắn thời gian thao tác, sử dụng dễ dàng , thao tác trực tiếp lên trên màn hình máy tính nhờ vậy mà các thao tác sẽ được nhanh gọn hơn.

Như vậy, với những tính năng này, chắc chắn máy tính IPC sẽ mang lại hiệu suất cao trong quá trình vận hành, sản xuất.

B. Loại máy tính công nghiệp không quạt

Về khái niệm: Máy tính công nghiệp không quạt là hệ thống máy tính đã được loại bỏ các thành phần quạt ( thành phần quay).

Ưu điểm của máy tính công nghiệp không quạt là: Nó được hỗ trợ cấu hình core i3/i5/i7 với thế hệ mới nhất. Nó có khả năng hoạt động liên tục và ổn định. Hơn nữa, thiết kế của máy tính này không có quạt thì nó sẽ không gây ra tiếng ồn.

Nhiệt độ mà máy tính có thể chịu được lên đến âm 20 độ C đến dương 70 độ C. Ngoài ra thì nó còn có khả năng tản nhiệt, đảm bảo làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu được về máy tính IPC, nếu có vấn đề về máy tính IPC cần chúng tôi giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Công ty TNHH phát triển Cao Quyết Thắng

Trụ sở chính:
Tầng 3- Tòa nhà số 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 1, Q, Gò Vấp, TP. HCM


Email:
 [email protected] 

Hotline:

0968 86 41 40 – Tổng đài tư vấn báo giá
(028) 71 097 868 – (Nhánh 2) – Hỗ trợ kỹ thuật
(028) 71 097 868 – (Nhánh 3) – Hotline hỗ trợ sau bán hàng

Website: ipc247.com

Máy Tính Công Nghiệp Cincoze

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button