Big data – Cốt lõi của nền công nghiệp 4.0
Nền công nghiệp 4.0 được tạo lập từ sự kết hợp giữa thế giới thực và thế giới ảo. Bước ngoặt lớn nhất đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0 là sự ra đời của Big Data 4.0 – Dữ liệu lớn và AI – Trí tuệ nhân tạo. Ngày nay, các cơ sở sản xuất, các cơ sở kinh doanh đều ứng dụng các công nghệ này vào việc phân tích môi trường sản xuất, quản lý hệ thống của mình. Đặc biệt, dữ liệu lớn đã trở thành xương sống của nhiều doanh nghiệp.
Big data 4.0 là gì?
Big data là dữ liệu thuật hiện nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất hiện nay. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu phức tạp mà những thiết bị truyền thống không thể phụ trách được. Trong thuật ngữ này bao gồm ba thuộc tính. Chính là dữ liệu có kích thước lớn, được xử lý với tốc độ nhanh chóng và dữ liệu vô cùng đa dạng. Một dữ liệu lớn có thể lên đến hàng ngàn tỉ Gigabyte. Về tốc độ, ứng dụng dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp đảm bảo xử lý các thao tác truy cập, chỉnh sửa với tốc độ lớn. Và cuối cùng, big data được lưu trữ dưới nhiều định dạng khác nhau, từ văn bản cho đến hình ảnh.
Một big data cơ bản được tạo ra từ 6 nguồn chính. Bao gồm hộp đen dữ liệu, dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội, dữ liệu điện lực, dữ liệu các thiết bị tìm kiếm, dữ liệu giao thông và dữ liệu giao dịch chứng khoán. Hộp đen dữ liệu được tạo ra từ máy bay gồm các thông tin tạo bởi giọng nói của phi hành đoàn.
Ứng dụng của big data industry 4.0
Các dữ liệu được phân tích, tạo ra bởi Iot cần được chuyển thành các ý tưởng đưa ra hành động trong thực tiễn. Và để thực hiện trên thực tế cần đến sự trợ giúp của big data. Dữ liệu lớn tiến hành phân loại thông tin thu thập được, sau đó đưa ra các kết luận để giúp doanh nghiệp cải thiện phù hợp với nhu cầu của công ty.
Big data cải thiện quy trình kho hàng
Dựa trên big data, các cảm biến và thiết bị hiện đại có thể phát hiện lỗi trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, dựa trên lượng thông tin, dữ liệu lớn này, việc kiểm soát chất lượng cũng như chỉ ra phương thức sản xuất cũng được tối ưu hóa hiệu quả.
Loại bỏ tắc nghẽn trong quy trình sản xuất
Nếu như có các vấn đề xảy ra, doanh nghiệp không kịp thời phát hiện có thể dẫn đến thiệt hại lớn. Để giảm thiểu rủi ro như vậy, big data đã được ứng dụng vào các nhà máy với vai trò xác định các nguy cơ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất và đưa ra thông báo kịp thời.
Dự đoán nhu cầu
Bên cạnh hai ứng dụng trên, big data còn được sử dụng nhằm mục đích dự đoán nhu cầu. Thông qua hoạt động phân tích nội bộ như sở thích của khách hàng kết hợp phân tích các yếu tố ngoài như nhu cầu, xu thế thị trường, doanh nghiệp có thể xác định và tối ưu hóa danh mục sản phẩm của mình.
Bảo trì dự đoán
Nếu doanh nghiệp ứng dụng big data vào hoạt động của mình, trước khi sự cố xảy ra, các cảm biến sẽ cung cấp dữ liệu xác định những hư hỏng. Sau đó thực hiện cảnh báo để doanh nghiệp kịp thời sửa chữa. Ngoài ra, big data còn được ứng dụng để cải thiện bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng….
Industry 4.0 – Nền công nghiệp 4.0 sẽ ra sao nếu không có big data?
Nhu cầu của con người ngày càng gia tăng đòi hỏi những sản phẩm chất lượng, thông minh. Vì vậy, hoạt động sản xuất trong các nhà máy cũng ngày càng trở nên phức tạp, tạo ra những thách thức đối với việc sản xuất truyền thống. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của big data và tự động hóa. Sự góp mặt của dữ liệu lớn cùng các thiết bị thông minh như máy tính công nghiệp đã cho phép nhà máy vận hành tốt hơn, năng suất hơn tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn.
Hiện nay, các thiết bị, máy móc được sử dụng trong dây chuyền sản xuất của nhà máy đều được thiết lập, kết nối với nhau thông qua mạng lưới Iot. Nếu không có big data, các công nghệ 4.0 không thể giải mã tất cả ý nghĩa của thông tin để hiểu và đưa ra phân tích, dự đoán chính xác. Nếu một ngày nào đó big data biến mất thì có thể nền công nghiệp 4.0 cũng không tồn tại. Bởi vậy, big data đóng một vai trò quan trọng, chủ chốt không thể thiếu trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển.
Thông qua bài viết trên đây bạn đã có thể hiểu big data 4.0 là gì cũng như nắm bắt được vai trò và ứng dụng của nó trong đời sống sản xuất. Chúng ta có thể thấy rằng Iot – internet of things thực chất cũng được thu thập từ các thiết bị điện tử và là một phần trong nguồn dữ liệu lớn. Big data có thể phát triển hơn nữa trong tương lai. Và doanh nghiệp hãy hiểu thật rõ về nó để có thể ứng dụng một cách hiệu quả, mang đến năng suất cải thiện cho hệ thống của mình.